| Cuộc sống sinh viên thực sự là một quãng đời rất hạnh phúc.Đa phần chúng ta đều sống trong vỏ bọc của gia đình,công sức lao động của bố mẹ hàng ngày...mà không phải lo tài chính. Song cũng chính vì điều đó ở chúng ta không ít Thành viên quên đi công lao đó của gia đình, bố mẹ >>> vui chơi quá mức, sinh ra nợ nần, và dần mất đi ý chí đi lên trong cuộc sống. Tôi đã đọc bài viết sau và rất mong mọi người cùng đọc,tôi hy hi vọng qua bài viết mọi thành viên chúng ta dù trong cuộc sống riêng của các bạn có khó khăn thế nào thì hãy luôn nhớ công lao gia đình, hãy luôn cố gắng.... Chúc các bạn thành công!!!
Bãi đất hoang hai bên đường Khuất Duy Tiến kéo dài (Hà Nội) là nơi đổ phế thải xây dựng, trong đó chứa nhiều mẩu kim loại. Gần đây, rất đông người lao động ngoại tỉnh đổ đến mưu sinh, dùng cào, cuốc bới từ đống đất khổng lồ ra những cái đinh, mẩu sắt rỉ.
Mỗi ngày, những bãi đất này thu hút 30 - 40 người dân ngoại tỉnh. "Trước đây, tôi đi mua đồng nát nhưng từ ra Tết người ta đổ nhiều phế thải xây dựng lên bãi đất này nên tôi đến đây nhặt sắt vụn. Mỗi kg bán được 8.000 đồng, thu nhập cao hơn trước kia", một người nói.
"Hằng ngày tôi bới khoảng 5, 6 khối đất, hôm được nhiều, hôm lại chỉ được chưa đầy 5 kg sắt vụn. Công việc này chẳng khác gì đãi cát tìm vàng cả. Mù mịt lắm!", chị Nguyễn Thị Tý (Nam Trực, Nam Định) cho biết.
Trong khi đó, với sự trợ giúp đắc lực từ chiếc máy dò kim loại, ông Soạn (quê Giao Thủy, Nam Định) có thể thu về từ 20 đến 30 kg kim loại. Ông nói: "Bỏ ra hơn chục triệu đồng mua chiếc máy dò. Nó vừa giúp tôi đỡ mất công đào bới lại có thể dò được những mảnh kim loại to".
Nhưng đôi khi ông cũng phải dùng cả búa tạ và mất hàng tiếng trời đập khối bê tông để lấy một đoạn thép. Lần này ông hồ hởi ra mặt vì thu về được mảnh kim loại cỡ 5 kg.
Trong khi đó, những người phụ nữ yếu hơn chỉ có thể bới những đoạn đất tơi. Họ nhặt mẩu thép, cục sắt hen rỉ hay tháo dỡ chỉ 1 cái đinh trong miếng gỗ.
Người phụ nữ này đã mất hơn 20 phút chẻ miếng gỗ để lấy một chiếc bản lề kim loại. Chị nói: "Tôi đi nhặt rác đã 3 năm nay chủ yếu là nhặt giấy vụn, chai lọ, được ít tiền lắm. Chỉ những khi người ta đổ chạc, chúng tôi lại đến đây nhặt kim loại".
Sau khâu đào bới, họ phải cậy đất, đập lớp hen rỉ bọc ngoài đống kim loại vừa kiếm được.
Cả buổi chiều, chị Tý chỉ bới được chừng này. "Hôm qua, tôi bới đất bị thanh sắt đâm vào tay nhức lắm nhưng hôm nay tôi vẫn đi, nhặt được chừng nào hay chừng đó", chị cho biết.
Đi từ 9h sáng đến 4h chiều, nhưng 2 mẹ con bà Tâm (59 tuổi, Nam Trực, Nam Định) chỉ nhặt được khoảng 6 kg sắt vụn, thu về chưa đầy 50.000 đồng.
Cũng vì bới cả buổi chỉ được khoảng 3 kg sắt vụn, chị Lan chán không làm nữa mà đứng chờ mọi người cùng về. Chị kể: "Chồng tôi vừa mất năm ngoái để lại 4 mẹ con. Bây giờ, hai đứa lớn phải bỏ học đi làm. Tôi ra Hà Nội nhặt rác lấy tiền nuôi đứa út đang học lớp 7".
May mắn hơn những người khác, vợ chồng anh Lê Hữu Đình (Thái Thụy, Thái Bình) nhặt được hơn 20 kg sắt. Anh tiết lộ mỗi tháng vợ chồng anh cũng để dư được 6 đến 7 triệu đồng nếu có những bãi phế thải xây dựng.
Gần 6 giờ tối, những người nhặt rác nhanh chóng dọn đồ ra về. "Tuần trước nhặt rác đến 7h bị bọn nghiện xin tiền. Từ đó, tôi sợ chẳng bao giờ dám về muộn nữa", chị Tý nói. PV BLL | |